Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng NAA, Cytokinin, GA3…


Nhận thấy bà con vẫn còn lúng túng trong việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởngBác sĩ cây trồng hy vọng qua bài này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về các chất điều hòa sinh trưởng và những hiểu biết trong việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng có hiệu quả. Mong bà con bổ sung và nâng cao nhận thức để việc chăm sóc bón phân cho cây trồng đạt hiệu quả cao nhất.

Chất điều hòa sinh trưởng thực vật (còn gọi là các hocmon sinh trưởng) là những chất được sinh ra trong cây để điều khiển các quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Trong suốt đời sống, cây phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển như nảy mầm, lớn lên, ra hoa, kết quả. Các chất điều hòa sinh trưởng giúp cây tiến hành các giai đoạn này một cách cân đối hài hòa theo đặc tính và quy luật phát triển của cây với liều lượng rất thấp. Mỗi giai đoạn được điều khiển bởi một nhóm chất nhất định. Ở thời kỳ sinh trưởng lớn lên có nhóm chất kích thích sinh trưởng. Tới mức độ nhất định cây tạm ngừng sinh trưởng để chuyển sang thời kỳ phát triển ra hoa, kết quả thì có nhóm chất ức chế sinh trưởng được hình thành.
Các Chất điều hòa sinh trưởng tự nhiên được chia thành 2 nhóm chính:
-         Nhóm chất kích thích sinh trưởng có các chất Auxin (Acid Indolacetic (IAA), (-Naptilacetic -NAA), (-Naptilacetic -NAA) và AcidIndolbutilic (IBA), Gibberellin (GA) và Cytokinin.
-         Nhóm chất ức chế sinh trưởng có acid Absicic, Ethylen và các hợp chất Phenol.


1. Nhóm chất kích thích sinh trưởng
1.1. Nhóm Auxin có tác dụng: Kích thích phân chia và kéo dài tế bào; Cần thiết cho sự hình thành rễ, kích thích ra rễ; Kích thích sự lớn lên của bầu quả.

Trong giâm cành và chiết cành của các loại cây như cây ăn quả, cây công nghiệp, cây cảnh, cây thuốc thường sử dụng các chất kích thích sinh trưởng Auxin. Ðể xử lý ra rễ người ta thường dùng các chất như: Axit β- indol axetic (IAA); Axit β-indol butiric (AIB); -NAA; 2,4-D; 2,4,5-T... Nng độ s dng tùy thuc vào phương pháp ng dng, đối tượng s dng và mùa v.
Hiện nay có 2 phương pháp chính xử lý cho cành giâm và cành chiết.
- Phương pháp xử lý ở nồng độ đặc hay phương pháp xử lý nhanh. Phương pháp xử lý nồng độ đặc có hiệu quả cao hơn cả đối với hầu hết các đối tượng cành giâm và nồng độ hiệu quả cho nhiều loại đối tượng là 4.000 - 6.000 ppm. Với cành chiết thì sau khi khoanh vỏ, tẩm bông bằng dung dịch chất kích thích đặc rồi bôi lên trên chỗ khoanh vỏ, nơi sẽ xuất hiện rễ bất định. Sau đó bó bầu bằng đất ẩm. Phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả cao vì gây nên “cái xốc sinh lý” cần cho giai đoạn đầu của sự xuất hiện rễ.
- Xử lý ở nồng độ loãng - xử lý chậm. Nồng độ chất kích thích sử dụng từ 50 - 100 ppm tùy thuộc vào loài và mức độ khó ra rễ của cành giâm. Ðối với cành giâm thì ngâm phần gốc của cành vào dung dịch từ 12 - 24 giờ, sau đó cắm vào giá thể. Ðối với cành chiết thì trộn dung dịch vào đất bó bầu để bó bầu cho cành chiết. Để biết được nồng độ cụ thể cho từng loại cây vui lòng liên hệ 0988.666.215 để được tư vấn miễn phí, ví dụ có thể dùng NAA để chiết nhãn với nồng độ 20ppm và chiết cam, quýt với nồng độ 10 -15ppm cho kết quả tốt. Việc xác định nồng độ và thời gian xử lý thích hợp từng loại chất điều hòa sinh trưởng trên từng loại cây trồng trong việc giâm, chiết cành cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng mới cho kết quả tốt.
1.2. Nhóm Gibberellin (GA) có hàng chục chất khác nhau, nhưng thông dụng nhất là từ GA1 đến GA5, trong đó GA3 có tác dụng mạnh nhất. Gibberellin có tác dụng kích thích sự phát triển của tế bào theo chiều dọc; Kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây theo chiều cao, làm thân vươn dài, giúp hình thành các chồi nách nhiều hơn; Làm mất hạt của quả, phá giai đoạn ngủ nghỉ của hạt để kích thích hạt nảy mầm; Tăng số lượng lá, thay đổi hình dạng và tăng diện tích của lá; Kìm hãm sự phát triển của bộ rễ; Kích thích ra hoa, kéo dài cuống hoa, giúp hoa to hơn. Tuy nhiên Gibberellin chỉ phát huy tốt tác dụng khi cây trồng có đầy đủ dinh dưỡng N, P, K. Cytokinin được cây tổng hợp từ một bộ phận của rễ và từ rễ vận chuyển lên các bộ phận khác của cây. Người ta đã chiết xuất được Cytokinin từ hạt ngô (bắp) non.
1.3. Nhóm Cytokinin có tác dụng kích thích sự phân chia tế bào (đặc biệt trong trường hợp kết hợp với Auxin); Kích thích chồi phát triển; Hạn chế quá trình phân huỷ diệp lục tố; tăng độ nhớt của tế bào từ đó tăng tính chống chịu của cây với nhiệt độ cao, hạn hán, phèn mặn, độc tố, nấm và vi sinh gây bệnh; Ngăn cản sự hoá già của mô (làm cho hoa, rau, trái cây tươi lâu hơn).
2. Nhóm chất kích thích sinh trưởng
2.1. Nhóm Absisic Acid có tác dụng ức chế sự phát triển của cây (có thể dùng để phun nhằm hạn chế sự ra hoa của mía, làm mía rụng lá hàng loạt để thu hoạch thuận lợi); Ức chế quá trình nảy mầm của hạt (dùng bảo quản hạt giống lâu dài), ức chế quá trình phát triển của chồi và hoa (giúp ra hoa muộn, ra trái vụ); Tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận của cây (kích thích đóng khí khổng, làm hạn chế thoát hơi nước khi cây gặp hạn).
2.2. Nhóm Etylen có tác dụng kìm hãm sự phát triển của lá, kìm hãm sự phân chia tế bào; Kích thích quá trình già của lá và rụng lá trên cây; Kích thích cây ra hoa sớm (dứa, khóm); Kích thích quá trình chín của quả và phát triển của hạt và củ; Kích thích quá trình vận chuyển nhựa của cây (cao su).
Khoa học phát triển, các nhà khoa học đã điều chế ra các chất ĐHST nhân tạo mang nhiều lợi ích cho trồng trọt như kích thích nảy mầm của hạt giống, kích thích ra rễ (giâm cành, chiết cành), kích thích sinh trưởng, kích thích ra hoa đậu quả, đến tạo quả không hạt, kích thích quá trình chín hay kéo dài thời gian chín của quả... dùng Etylen để kích thích ra hoa ở dứa hay kích thích chảy mủ cao su. Ethrel hay Ethephon dùng trong việc kích thích ra hoa sớm, ra trái vụ ở xoài và cây ăn trái.
Các chất điều hòa sinh trưởng mang lại nhiều bổ ích. Tuy nhiên việc sử dụng chúng như con dao 2 lưỡi, để đạt được kết quả tốt nhất Bác sĩ cây trồng khuyến cáo sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng cần đảm bảo 4 yêu cầu: Đúng loại, đúng cách, đúng nồng độ và đúng thời kỳ của cây. Nguyên lý trên được áp dụng cho tất cả các cây trồng, các loại đất cũng như các điều kiện khác nhau. Còn nếu chúng ta không áp dụng 4 đúng trên sẽ không có tác dụng hoặc tác dụng ngược. Vì vậy, khi áp dụng cần thực hiện đúng theo hướng dẫn.

>

"Bác sĩ cây trồng" tiết lộ bí quyết cứu cây cổ thụ bạc tỷ

             Chỉ với một mũi khoan, túi truyền dịch và hướng dẫn cụ thể của Nông nghiệp Đan Phượng, bất kỳ ai cũng có thể trở thành “bác sĩ cây trồng” để cứu sống thành công nhiều cây cảnh có giá trị bạc tỷ.

Trong giới chơi cây cảnh, cây phôi và cây công trình, TT Phân bón Đan Phượng được biết đến là một trong những trung tâm hàng đầu về phân bón chăm sóc cây trồng. Ngoài ra, Trung tâm Phân bón Đan Phượng còn nổi tiếng với các phương pháp cứu cây trồng. Mọi người thường gọi ThS Bùi Văn Hiệu - GĐ TT Phân bón Đan Phượng với cái tên thân thộc “bác sĩ cây trồng”.

ThS Hiệu không tự nhận mình là một chuyên gia nhưng rất yêu nghề, yêu cây. ThS Hiệu cho biết, sinh ra và lớn lên ở Đan Phượng, hiện anh đang làm nghiên cứu sinh tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. TT Phân bón Đan Phượng được anh thành lập hơn 10 năm trước, là trung tâm có thâm niên trong lĩnh dinh dưỡng, phân bón và các loại thuốc kích thích ra rễ, bật chồi, bật keiki, siêu ra hoa... cho cây, TT Phân bón Đan  Phượng đã chăm sóc và cứu cây rất nhiều cây cổ thụ như Mai, Khế, thạch Lựu cổ đang bị héo úa sau khi được đưa từ trên núi đá về. Những cây này sau khi được anh hướng dẫn, chăm sóc và truyền dịch, cây đã phục hồi sinh trưởng, phát triển tốt.

 Với kinh nghiệm hơn 10 năm đi cứu cây, bằng mắt thường vị "Bác sĩ cây trồng" này có thế biết cây có thể cứu được hay không, Ths Hiệu chia sẻ "Cơ thể con người khi ốm đau, bệnh tật thì phải truyền đạm, truyền nước. Cây cũng vậy. Nếu bứng cây về nhưng bị mất rễ, cây sẽ mất nước và rất khó sống vì môi trường bị thay đổi. Vì vậy, trong thời gian này, phải truyền dịch kích thích rễ, tăng nguồn nước cho cây để cây sống và sinh trưởng”.


Chia sẻ về kinh nghiệm cứu cây, ThS Hiệu cho biết, trước hết mình phải nhìn cây xem có cứu được không. Nếu cây có khả năng sống, anh bắt đầu “bắt mạch” của cây để khoan và đặt túi truyền dịch.


Theo ThS, sau khi cắm truyền dịch, kiểm tra nếu cây khỏe thì 3 - 7 ngày là hút hết dịch, nếu cây yếu phải 15 - 30 ngày mới hút hết. Sau 1-2 tháng, cây nẩy mầm xanh tốt thì không cần truyền dịch nữa.


Anh Tuấn, một chủ vườn ở Vân Nam (Hà Nội) cho biết: "Những cây Vú sữa, Mít, Khế cổ thụ tôi mang từ rừng về thân rất lớn, khoảng 200-300 năm tuổi, cây rất yếu. Tôi trồng, ban đầu cây phát triển rất tốt sau 4-5 tháng các cành bắt đầu héo và khô, sau đó được một số anh em trong hội cây cảnh giới thiệu tới ThS Hiệu để cứu cây, nhờ có anh Hiệu hướng dẫn chăm sóc truyền dịch và kích rễ, sau 2 tháng cây đã đâm trồi, nẩy lộc ở các tay tán trở lại. Rất tin tưởng vào nghề của anh Hiệu".


TT Phân bón cây trồng Đan Phượng cung cấp túi truyền dịch cho cây. Đây là giải pháp hoàn hảo để cung cấp dinh dưỡng, tưới nước cho những cây mới được trồng, cây phôi, cây vỡ bầu hay cung cấp nước cho những cây cổ thụ vào khoảng thời gian bộ rễ cây chưa có hoặc yếu....

Liên hệ: 0988.666.215 để được tư vấn miễn phí
>

Kỹ thuật giâm cành cây thân gỗ

Giâm cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính, được sử dụng khá rộng rãi tỏng nghề trồng trọt, nhất là trong sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp..., và cả trông cây cảnh.

Giâm cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính, được sử dụng khá rộng rãi tỏng nghề trồng trọt, nhất là trong sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp..., và cả trông cây cảnh.
Đây là biện pháp sử dụng các đoạn cành bánh tẻ (hom giống)và tác động bằng kỹ thuật nông học là chính, để các yếu tố sinh học bên trong hom giống được đổi thay, có khả năng sinh ra rễ và thân mới, tức là một cây mới hoàn chỉnh có thể tự sinh trưởng, phát triển cho sản phẩm.

Cũng như các phương pháp nhân giống vô tính khác, giâm cành có ưu điểm cơ bản là giữ được hầu hết các đặc điểm của cây giống (cây mẹ), tức là cây mới được tạo ra không bị phân ly, biến dị. Đây là đặc tính rất quý trong việc chọn tạo giống mới.

Vườn chè được trồng bằng cành giâm, ngoài các ưu điểm nêu trên, còn đạt chỉ tiêu sinh trưởng đồng đều, các lứa búp non phát sinh tập trung, thuận tiện cho việc thu hái; năng suất chè búp tươi trồng bằng phương pháp giâm cành so với chè trồng hạt cùng giống, cùng tuổi tăng 30-40%, phẩm chất chè búp khô khá đồng nhất.

Đối với cây có múi, giâm cành có ý nghĩa quan trọng là khắc phục hiện tượng phân ly biến dị của cây gốc ghép, tạo ra tổ hợp cây ghép thuần nhất.

Giâm cành gồm các khâu kỹ thuật sau:

Chuẩn bị hom giống.

Trước hết phải chọn được những cây đầu dòng làm giống theo tiêu chuẩn giống cây trồng quốc gia. Trên cây đầu dòng, chọn những cành bánh tẻ ngoài mặt tán, vừa mới ổn định sinh trưởng, vỏ cành đang chuyển màu nâu, không bị sâu bệnh để cắt thành các hom giống.

Đối với cây chè, thường bố trí vườn sản xuất cành giống riêng, có chế độ chăm bón tốt, không thu hái búp, để cành vươn dài làm giống.

Chuẩn bị vườn ươm giâm hom.

Chọn khu đất cao, khuất gió, gần nguồn nước tưới và đường vận chuyển, độ dốc không quá 5o. ở vùng gò đồi, chọn loại đất đỏ vàng, có độ pH 4,5-6,0, tơi xốp. Đất được cày cuốc sâu 25-30cm, làm nhỏ, lên luống cao 10-20cm, rộng 1-1,2m, luống cách nhau 50cm, làm rãnh. Trên mặt luống rải chất nền dày 10-12cm. Chất nền là cát non sạch hoặc 2/3 cát non + 1/3 mùn cưa đã ngâm nước vôi trong, phơi khô hoặc đất đỏ vàng lấy ở dưới lớp đất mặt 10-20cm.

Làm dàn che trên và xung quanh các luống vườn ươm, gồm các khung cột đỡ cao 1,6-1,8m. Phía trên lớp bằng lá lau, cỏ tế, phên nứa, có thể lợp bằng ni lông đục các lỗ nhỏ. Xung quanh che kín bằng cót hoặc phên nứa....

Nhiều nơi giâm hom bằng các túi bầu bằng nilông 12-18 cm, dưới đáy đục 6-8 lỗ và lót bằng hỗn hợp gồm 1/2 đất mặt được sàng sạch cộng với 1/2 phân chuồng hoai mục, phía trên đổ một lớp đất đỏ vàng dày 5-7cm. Các túi bầu cũng xếp thành các luống và làm dàn che.

Cắt và cắm hom

- Cắt cành giống vào những ngày râm, mát, mưa nhẹ hoặc sáng sớm, chiều mát. Cắt xong, phun nước lã và đặt đứng vào các xô chậu có nước cao 5cm, che đậy. Đem ngay về vườn ươm, cắt thành các hom dài 5-7cm có 2-4 lá, đối với chè thì mỗi hom dài 3-4cm có 1 lá và mầm nách lá. Có thể cắt bớt một phần phiến lá để tránh bốc hơi nước. Cắt hom xong phải cắm giâm ngay. Hiện nay, trước khi giâm, các hom được xử lý bằng một trong các chất kích thích ra rễ như -NAA, IBA rồi mới cắm.

Chất IBA dùng cho chè, nhúng 1 đầu hom vào dung dịch trong 5-10 giây, nếu hom còn xanh, dung dịch pha 2000ppm, hom hóa gỗ 1/3-3000-4000 ppm và hom hóa gỗ hoàn toàn - 400-600ppm.

Chất -NAA dùng cho cây có múi và cây ăn quả khác. Cách nhúng hom và thời gian, nồng độ của dung dịch như trên. (NAA được nhập khẩu và phân phối tại TT Phân bón cây trồng Đan Phượng)

Cắm hom vào luống

Cứ 1m2 cắm 160 hom với mật độ 6x10cm; để mặt lá cách mặt đất 1cm, nén chặt đất và tưới ngay. Cắm vào túi bầu: 1-2 hom/túi. Chất nền có độ ẩm 80-85%.

Thời gian giâm hom

Cây chè: cắt cành giâm hom từ tháng 6-7 đến cuối thu. Cây ăn quả: giâm vào các tháng 2-4 và tháng 9-10.

Sau khi cắm hom cho tới khi ra rễ, cần luôn giữ ẩm trong vườn ươm, tưới phun mưa hàng ngày, trữ khi trời mưa. Nhiệt độ thích hợp là 21-25oC. Sau 1 tháng thì tưới 3-5 ngày/lần. Sau 3 tháng thì 7-15 ngày/lần tùy theo thời tiết.

Điều chỉnh ánh sáng vườn ươm: sau 3-5 tháng, tách dần dàn che từ 1/3 đến 1/2. Trên 6 tháng: bỏ dàn che.

Bón thúc

- Sau khi cắm hom 1,5-2 tháng thì bón thúc bằng nước phân chuồng pha loãng 0,5%, sau 4-5 tháng thì pha 1%. Ngoài ra bón thúc bằng phân khoáng: cứ 1m2 mặt luống bón với lượng tăng dần: sau 2 tháng: 5g urê + 4gsupe lân + 7g kali, sau 4 tháng: 14g ure + 6g supe lân + 10g kali; sau 6 tháng: 18g ure + 8g supe lân + 14g kali.

Xuất vườn trồng mới



Đối với cây chè: cây cao 20cm đường kính gốc 3-4mm, có 6-8 lá thật, khoảng 6 tháng tuổi. Đối với cây ăn quả: cây cao 40-60cm, có 2 cành lá cấp 1 trở lên, đường kính gốc 5-6mm. Trồng mới theo quy trình kỹ thuật của từng loại cây.
>

Siêu ra rễ NAA - Rootone 25g

Siêu ra rễ NAA - Rootone 25g


Là chất điều tiết sinh trưởng thực vật có tác dụng rộng, thúc đẩy sự phân bào và phân hóa tổ chức:

+ Kích thích ra rễ cực mạnh, tăng nhanh tốc độ giâm trồng các đoạn nhánh và hạt giống cho nhanh ra rễ.


+ Kích thích ra hoa đồng loạt và giữ hoa.


+ Kích thích quả to, thân, rễ củ lớn, chống rụng quả,…


Cách sử dụng siêu ra rễ NAA - Rootone (α-naphthaleneaceticd)


1. Sử dụng đơn: α-naphthaleneaceticd độ thuần khiết cao có thể đơn độc chế thành thuốc nước và có rất nhiều công dụng: dùng để thúc sinh trưởng, sinh rễ, giữ hoa, giữ quả,…

2. Sử dụng để phối trộn:
- α-naphthaleneaceticd độ thuần khiết cao có thể phối trộn sử dụng cùng với các chất sinh trưởng, hình thành bột tạo rễ, chính là chất chủ yếu có trong bột sinh rễ cao cấp trên thị trường.

- Có thể sử dùng cùng với Atonik, chế thành chất giữ hoa, phình quả, là chất điều tiết tương đối tốt trên thị trường hiện nay.

- Phối trộn cùng với chất diệt nấm, diệt vi khuẩn nhằm phòng và trị các loại bệnh gây hại khác.

- Phối trộn cùng với phân bón có thể nâng cao hiệu quả của phân bón, thúc đẩy phát triển bộ rễ của thực vật, chống đổ cây, tăng cao sản lượng và chất lượng cây.


------------------------------------------------------------------------
NHẬN ĐẶT HÀNG VỚI SỐ LƯỢNG KHÔNG GIỚI HẠN

Kích thích ra rễ | Kích thích ra hoa | Kích thích bật chồi ...

Bạn có thể mua Siêu ra rễ NAA - Rootone 25g 
Địa chỉ: Nhà số 10, ngõ 92 Phan Đình Phùng, Đan Phượng, Đan Phượng, Hà Nội

Điện thoại: 0988.666.215- Email: hieunmri@gmail.com
>

Siêu ra rễ RootBoost™ Rooting Hormone - Mỹ


Siêu ra rễ RootBoost Rooting Hormone

Mô tả:
Hãng sản xuất: Gardentech - Mỹ
Mô tả: Giâm, chiết hoa hồng, cây ăn quả, cây công trình và cây cảnh ....
Giao hàng: Miễn phí toàn quốc


Siêu ra rễ RootBoost ™ Rooting Hormone

Thành phần: IBA và các chất chống nấm...

Kích thích ra rễ cực mạnh, nhanh

Sử dụng giâm chiết cành: Đơn giản như cắt, nhúng và trồng hoặc bó bầu!

Chức hormone kích thích ra rễ cho hàng trăm lần cắt

Chuyển cây hom thành cây khoẻ mạnh



RootBoost Rooting Hormone được sử dụng trên ba loại hom.

Gỗ cứng: như cây sưa, hoa Sơn thù du, Mộc lan, cây lá rộng và kim...

Bán gỗ cứng: như cây Quan trúc âm, cây phú quý và  hoa Đỗ Quyên, Thiết mộc lan và Thạch lam.

Gỗ mềm và Succulents: như Xương rồng, hải đường, hoa lồng đèn, hoa hồng và các loài hoa khác...

Chú ý khi sử dụng Siêu ra rễ RootBoost Rooting Hormone

1. Làm ẩm vết cắt một chút trước khi xử lý.

2. Nhúng hoặc bôi bột GardenTech RootBoost Rooting Hormone vào vết cắt.

3. Hủy bỏ bột thừa bằng cách gõ vào viền hộp.

4. Hom cây đặt trong bóng dâm, tránh ánh ánh nắng mặt trời.


------------------------------------------------------------------------

NHẬN ĐẶT HÀNG VỚI SỐ LƯỢNG KHÔNG GIỚI HẠN
Kích thích ra rễ | Kích thích ra hoa | Kích thích bật chồi ...

Bạn có thể mua Siêu ra rễ RootBoost Rooting Hormone theo địa chỉ: Địa chỉ: Nhà số 10, ngõ 90 Phan Đình Phùng, Đan Phượng, Đan Phượng, Hà Nội

Điện thoại: 0988.666.215 - Email: hieunmri@gmail.com




>

Nhân giống hoa hồng ngoại bằng cách chiết cành

        Hoa hồng ngoại đang được chị em mê trồng hoa, làm vườn cực kì sủng ái, cũng dễ hiểu bởi những bông hoa với phom hoa to, cánh dày và hương thơm đặc trưng có thể làm siêu lòng bất cứ ai. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trồng các giống hồng ngoại thành công ngay từ lần đầu tiên. Bạn có thể gặp phải những "tai nạn" đáng tiếc do thiếu kinh nghiệm trong việc chọn hạt giống hay chọn cây bởi vì gieo hạt, giâm cành giống đòi hỏi sự am hiểu và chăm sóc rất cầu kì. Mặc dù vậy, nếu biết cách bắt đầu cuộc phiêu lưu đầy cảm hứng của một người trồng hoa hồng ngoại với những bước dưới đây, thì chắc chắn bạn sẽ có một sự khởi đầu "chắc thắng" đầy ngọt ngào. 

        Chúng tôi Phân bón cây trồng Đan Phượng đã sử dụng Phương pháp này trên các loại hoa hồng ngoại và đạt được thành công 100%. Hầu hết cành giâm, chiết đều cho rễ sau 3 tuần, một số khác lâu hơn 5 -6 tuần tùy vào giống.


Thời vụ nhân giống hoa hồng ngoại

        Thời điểm nhân giống tốt nhất cho hoa hồng nói chung và hoa hồng ngoại nói riêng là vào mùa xuân vì những lí do sau:

+ Vào thời gian này thời tiết thường ấm áp, ít mưa thuận lợi cho việc nhân giống hoa hồng.

+ Đồng thời sau tết, đây là lúc đa phần các cây hoa hồng đã tàn hoa (thông thường chọn những nhánh hồng vừa tàn hoa chiết nhánh thì tỉ lệ sống rất cao).

+ Phần vỏ của cây hoa hồng dễ dàng tách ra khỏi thân hơn khi chiết nhánh trong mùa Xuân.

Dụng cụ cần thiết nhân giống hoa hồng ngoại
Cây giống: Nên chọn những cành bánh tẻ, không quá già hoặc quá non (nhánh hồng vừa tàn hoa chiết nhánh là tốt nhất).
Giá thể: - Chuẩn bị giá thể bằng cách trộn xơ dừa băm nhỏ hoặc trấu hun, đất thịt nhẹ, giàu mùn trộn với phân chuồng hoai theo tỷ lệ 3:1, trộn đều và đóng vào bịch đen chuyên dùng để ươm cây con. Chú ý: Trong trấu hun có chứa các bon hoạt tính => kích thích sự ra rễ.
- Ta có thể dùng hỗn hợp đất, phân bò và rễ cây lục bình cũng được. Rễ cây lục bình cần phải ngâm trong nước sạch trước một ngày cho thật sạch phèn sau đó phơi khô. Trước khi sử dụng thì nhúng nước cho mềm, vắt ráo nước rồi mới bó quanh chỗ cành vừa bóc vỏ.
Dụng cụ: Một con dao sắc, kéo tỉa, chai nhựa trong suốt, túi nhựa…
Thuốc kích thích ra rễ chuyên cho hoa hồng: RootBoost Rooting Hormone Rooting Hormone

Một số bước minh hoạ:
Đầu tiên: Chọn một cành bánh tẻ khỏe, không nhiễm bệnh, nhánh hồng vừa tàn hoa chiết nhánh là tốt nhất.

Thứ hai: Cành hồng chiết có chiều dài từ 15cm – 20 cm là vừa. Thực hiện 2 vết cắt song song quanh gốc cách nhau khoảng 2cm, tiếp theo cắt dọc giữa hai vết cắt song song và nhẹ nhàng bỏ vỏ (Chú ý: Vị trí cắt phần vỏ cây hoa hồng khi chiết cành ngay phía dưới mắt lá. Phải cạo sạch hết phần vỏ, nếu còn dính lại trên lõi cây hoa hồng, vì nếu còn xót lại vị trí cắt sẽ liền sẹo và không ra rễ.)

Thứ ba: Cạo nhẹ nhành những mô mềm còn lại trên phần thân gỗ của thân cành hồng

Thứ tư: Sử dụng hoocrmon chuyên giâm chiết hoa hồng RootBoost Rooting Hormone Rooting Hormone hoặc takeroot (tạo ẩm cho cành giâm, bôi đều thuốc kích thích ra rễ lên vết cắt)

TakeRoot Rooting hormone được phân phối tại TT Phân bón Đan Phượng: 0988.666.215

Thứ năm: Bao bọc túi Nilon quanh thân gần nơi vừa bóc vỏ, buộc chặt phía dưới túi nilon (chú ý: Nếu buộc quá chặt thì cành chiết sẽ không phát triển được). Đổ đầy giá thể vào và đóng gói đủ chặt để xua tan không khí. Hai đầu bầu chiết phải dùng dây ni lông cột chặt để nước mưa cũng như nước tưới không xâm nhập được vào bên trong.


Thứ sáu: Sau khoảng 2 -3 tuần sau khi chiết, ta đã thấy nhiều rễ con màu trắng xuất hiện, nhưng tốt nhất phải chờ thêm một tuần nữa mới dùng dao bén cắt lìa cành chiết ra đem trồng xuống đất hay vào chậu kiềng.


Thứ sáu: Cây hồng chiết cành có bộ rễ rất yếu, vì vậy sau khi cắt rời khỏi cây mẹ ta nên đặt vào bầu ươm ( để trong mát, môi trường sống nhiều dinh dưỡng, chăm sóc kỹ) trong vài tuần để bộ rễ được già hơn, rồi mới bứng ra trồng vào chậu hay vườn.
Thời gian đầu, ta nên dũng những que tre chống làm giá đỡ cho cây con đứng vững trước mưa gió.
>

Cùng Phân bón Đan Phượng làm giàu: Sử dụng phân bón hiệu quả

Nhận thấy bà con vẫn còn lúng túng trong việc bón phân, Bác sĩ Nông học hy vọng qua loạt bài này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về phân bón và những hiểu biết trong việc sử dụng phân bón có hiệu quả.  Mong bà con bổ sung và nâng cao nhận thức để việc chăm sóc bón phân cho cây trồng đạt hiệu quả cao nhất.
Từ lâu các nhà khoa học đã khuyến cáo bón phân cho cây trồng phải đảm bảo 4 yêu cầu: Đúng lúc, đúng cách, đúng loại phân và đúng liều lượng; hay còn được gọi là phương pháp “4 đúng”. Nguyên lý trên được áp dụng cho tất cả cây trồng, các loại đất cũng như các điều kiện khác nhau. Nhưng việc vận dụng cho từng thửa ruộng, điều kiện cụ thể thì nông dân cần có kiến thức và kinh nghiệm.

1. Đúng loại:
– Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Vì vậy cần phải hiểu rõ yêu cầu của từng loại cây: cần loại phân gì, tỷ lệ bao nhiêu tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng, và nó được trồng trên loại đất có tính chất ra sao…
– Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.
- Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 4 loại chính là: N, P, K, S; mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.
Ví dụ: Giai đoạn đầu của hầu hết các loại cây trồng đều cần loại phân có hàm lượng Đạm cao hơn. Nếu dùng phân hỗn hợp NPK để bón cho cây thì chọn loại có hàm lượng đạm cao như: NPK 20-10-10, NPK16-16-8,….
– Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
Ví dụ: Ở vùng đất quá chua, phèn thì nên sử dụng phân lân nung chảy hoặc lân có trong NPK để bón cho cây. Không nên sử dụng phân có gốc axít (phân lân supe) sẽ làm tăng độ chua của đất, cây không hấp thu được dinh dưỡng, bộ rễ không phát triển được.
2. Đúng liều
– Liều dùng là bao nhiêu? Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn. Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón, thì người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp.
Ví dụ: Vụ đông xuân ở miền bắc, thời tiết lạnh làm cho cây trồng hút ít dinh dưỡng hơn các vụ khác thì nên bón với số lượng ít hơn vừa tiết kiệm được chi phí lại không gây lãng phí.
– Trong canh tác, nông dân cũng có thể tùy theo sức sinh trưởng, sức đậu và nuôi trái của cây trồng mà gia giảm lượng phân cho tương đối, bên cạnh đó cũng cần lưu ý điều kiện thổ nhưỡng và pH của môi trường đất.
Ví dụ: Trên bao bì sản phẩm phân bón lá có ghi pha 10 g cho một bình 8 – 10 lít, lắc đều cho tan. Thì phải pha đúng theo hướng dẫn nếu pha với lượng nước ít hơn thì sẽ làm cháy lá, nhiều hơn thì hiệu quả không cao…
3. Đúng lúc
– Đúng lúc là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậynên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều, sai nguyên tắc. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
Ví dụ: Để cây ăn trái ra bông và đậu trái nhiều thì ta phải bón phân cho cây ở thời điểm chuẩn bị ra bông và trong thời kỳ nuôi dưỡng trái bón thêm phân bón lá…
4. Đúng cách
– Bón đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón vào (đúng theo hướng dẫn của nhà SX).
– Một khi đã xác định được đúng phân, thuốc, pha đúng liều lượng và chọn đúng thời điểm để xử lý mà cách dùng lại không đúng thì làm giảm tối đa hiệu quả sử dụng.
Ví dụ: Phân bón lá thì phải phun vào lúc trời mát, khoảng 8–10 giờ sáng hoặc 15–17 giờ chiều, thì lúc đó cây mới không bị cháy lá, hấp thu tối đa lượng phân được phun…
– Sử dụng phân phun qua lá sẽ không mang lại hiệu quả mà ngược lại sẽ làm tổn thương cây (cháy lá) nếu sử dụng không đúng cách. Lá cây trồng, ngoài chức năng quang hợp còn có vai trò thoát hơi nước qua hệ thống khí khổng, đó là những lỗ nhỏ li ti nằm phần lớn ở mặt dưới lá và cũng chính nơi đây mới có điều kiện hấp thu phân qua lá. Do đó khi sử dụng phân phun qua lá cần phải phun tập trung ở mặt dưới lá.
– Trong sử dụng phân bón hữu cơ khuyến cáo khi bón phân hãy đào rãnh và bón vòng theo hình chiếu của tán cây, phân hóa học như NPK bón theo đường rãnh cách  gốc 2/3 hình chiếu của tán cây, bởi cây nhận được phân qua hệ thống lông hút của rễ, mà hệ thống lông hút lại tập trung ở gần đầu chóp rễ và tồn tại không quá 24 tiếng do quy luật phát triển của cả hệ thống rễ, bên cạnh đó phân khi bón vào đất phải có quá trình hòa tan, phân ly tạo các ion và bám vào keo đất. Do đó bón phân theo hình chiếu tán, để phân có thời gian hòa tan, rễ có thời gian tìm đến để hấp thu phân.
* Việc sử dụng đúng 04 nguyên tắc trên ngoài việc giảm tối đa chi phí đầu vào cho việc sản xuất hàng nông sản còn làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Theo báo Nông Nghiệp Việt Nam
>