Các bước ủ hạt giống rau trồng tại nhà

Ủ hạt giống rau trồng tại nhà trước khi gieo vào khay trồng (chậu, rổ nhựa, thau  nhựa…), là điều cần thiết để đảm bảo tỉ lệ hạt giống nẩy mầm cao nhất.



Bước 1: Pha nước ấm ngâm hạt giống theo tỉ lệ 2 nước sôi + 3 nước lạnh (khoảng 40oC – 50oC)
Bước 2: Cho hạt giống cần ngâm vào nước ấm vừa pha.
Bước 3: Vớt hạt giống ra khỏi dụng cụ ngâm hạt, với hạt giống như bí, cà chua, dưa leo nên rửa lại hạt giống vì sau khi ngâm hạt sẽ bị phủ một lớp nhớt mỏng ngoài vỏ hạt.

Dùng rổ có lưới dầy vớt hạt giống đã ngâm ra khỏi nước


Bước 4: Ủ hạt giống bằng cách trải đều hạt giống đã ngâm  trên  khăn giấy thấm nước  được đặt trong một dụng cụ có bề mặt tương đối bằng phẳng ( hộp, khay , dĩa..), có thể dùng bông gòn hoặc vải mềm sẫm màu.
 Trải đều hạt giống trên bề mặt khăn giấy thấm nước
Bước 5: Phủ kín hạt giống cần ủ cũng bằng khăn giấy, bông gòn, hay vải mềm sẫm màu, đặt hộp ( khay, đĩa ) hạt giống cần ủ vào nơi có bóng tối.

Phủ kín hạt giống bằng khăn giấy thấm nước và đặt nơi tối


Bước 6: Đảm bảo  hạt giống đang ủ luôn đủ ẩm, khi hạt giống nứt vỏ nẩy mầm ta để ráo,chuẩn bị đem gieo trồng

Hạt giống xà lách, cải xanh nẩy mầm sau 12 giờ ủ

Thời gian ủ hạt giống rau trồng tại nhà


STT
Hạt giống rau
Thời gian ngâm ( giờ)
Thời gian ủ (giờ)
1
Rau ăn lá

-Các loại hạt cải, xà lách, rau dền
3 – 5
8 – 12
– Rau muống, mồng tơi
3 – 5
12 – 36
2
Rau thơm ( rau gia vị)
– Tía tô, Kinh giới
3 – 8
12 – 14
– Ngò gai, Hành, Hẹ, Cần
8 – 12
12 – 24
3
Rau ăn trái
-Bầu, Bí, Dưa leo, Cà chua, Cà tím, Mướp
5 – 8
12 – 24
-Đậu bắp
8 – 12
12 – 14
– Khổ qua, Đậu rồng
12 – 14
24 – 48
 Lưu ý :

Không nên ủ hạt quá lâu, khi thấy hạt nứt vỏ, nhú rễ là đem gieo vào đất trồng ngay


–  Không nên ủ hạt giống rau quá lâu, rễ mọc dài sẽ dễ bị héo, gãy khi ta gieo hạt
– Đất trồng phải được tưới ẩm trước khi gieo những hạt giống rau đã ủ.
Bác sĩ nông học - http://bacsinonghoc.blogspot.com
>